LÝ LỊCH TRÍCH NGANG: ➤ Họ và tên: Lê Thị Thu Trang ➤ Từng học tại: ĐHQGHN - ĐH Ngoại Ngữ ➤ Ngôn ngữ: Tiếng Anh - Anh và biết thêm tiếng Nhật, Tây Ban Nha ➤ Sở thích: Hoạt động âm nhạc/nghệ thuật, tổ chức sự kiện âm nhạc. ➤ Hoạt động: Đã lưu diễn quốc tế tại các nước Đông Nam Á. Hiện đang tham gia chương trình nghệ sỹ lưu trú tại Gwangju, Hàn Quốc. |
Chia sẻ thêm kinh nghiệm học từ Ms.Trang nè:
Trước đây mình học Đại Học Ngoại Ngữ, khoa Anh Sư Phạm, nên hoàn toàn có thể nói rằng mình được đào tạo tiếng Anh bài bản, nhất là những bộ môn ít được tiếp xúc chuyên sâu như Writing. Tuy nhiên, mình đã bị quá dựa dẫm vào việc “sẽ được đào tạo bài bản” mà thất vọng nhiều lần, cả về thời gian học, lẫn cả về bản thân.
Hồi đó đi học thày cô nào cũng giỏi, giỏi kiểu quái thú, cả về chuyên môn lẫn giảng dạy. Mình chắc các bạn cũng đều có cảm giác khi thày cô nói mình nuốt từng chữ, nghe sao mà hay, cảm thấy được khai sáng, nhưng đến lúc đặt tay xuống viết, mới thấy mình ko áp dụng được kiến thức. Mình dù chăm chỉ, làm mãi thì cũng chỉ đạt được điểm khiêm tốn, cho đến khá lâu sau đó, mình vẫn không hiểu vì sao.
Sau khi gạt được bớt 1 chút cái tôi sang 1 bên, cộng với suy nghĩ thật kỹ vì sao lại như vậy, trong khi có 1 số bạn khác trong lớp viết luôn điểm cao, 1 số bạn khác cũng lẹt đẹt như mình, mặc dầu kỹ năng nói mình luôn top lớp – đến đây mới thấy văn viết thật là khác văn nói.
Đầu tiên, là do mình viết bản năng. Ngày xưa ở lớp cứ mỗi bài viết sẽ có 3 lần sửa, 1 lần bạn sửa, 1 lần thày sửa, và 1 lần cuối thày sửa cho thật đẹp. Nhưng “thật đẹp” ở đây, về sau mình mới nhận ra, chỉ là “thật đẹp” so với chính bài đó, nếu mình ko tự hấp thu kiến thức ở chỗ khác nữa, tức là đọc, thì bài của mình sẽ chỉ max so với khả năng của mình thôi, tức là chú ếch đẹp nhất đáy giếng.
Vậy nên sau đó, mình đi đọc rất nhiều, đọc tin tức, đọc báo, đọc sách vở, cứ đọc là buồn ngủ, bị mệt. Nhưng khi lập kế hoạch học, các bạn hãy nhớ, “nản” là 1 phần to lớn, chiếm khoảng 50% quá trình học, nên hãy lập cả plan B plan C cho lúc bị nản. Mình chuyển sang đọc về vấn đề mình quan tâm, thì thấy đỡ mệt hơn rất nhiều, hãy tìm 1 lĩnh vực/vấn đề học thuật mà các bạn quan tâm để tìm đọc. Mình down app tên Flipboard về để đọc tổng hợp tất cả các lĩnh vực mà báo và tạp chí mạng có, miễn phí, ép bản thân tự đọc mỗi ngày 1 bài, rồi tăng dần lên. Khi việc đọc trở nên đỡ mệt rồi, thì mỗi bài mình lấy 1 đến 3 cụm/câu hay và có khả năng áp dụng, ghi lại dùng dần. Ban đầu mình thấy mình ghi lại toàn cụm lạ và cao siêu, rồi chẳng dùng được, hoặc có dùng thì điểm vẫn thấp, bị râu ông nọ cắm cằm bà kia, thày bảo đọc bài thấy gắng gượng, thiếu ý nghĩa, lại còn không trúng trọng tâm.
Vầy là mình chuyển sang hướng tiếp cận mới. Và mọi người ạ, suy cho cùng, mục đích của 1 bài viết trả lời câu hỏi nghị luận là trả lời câu hỏi, nên hãy tập trung toàn công lực cho việc lên dàn ý, sao cho câu sau sát ý và nghĩa với câu trước, chỉ vì 1 mục tiêu duy nhất: trả lời câu hỏi được cho 1 cách rõ ràng nhất, khiến cho bất kỳ ai đọc bài, cũng không cảm thấy phải hỏi mình gì thêm. Tiếp theo là chữa bệnh dài dòng thích dùng ngữ pháp khó từ vựng văn vở của mình. Lúc này khi đọc báo trên mạng, thay vì lưu lại các cụm giời ơi đất hỡi, mình chuyển sang lưu những cụm “collocation” được cấu thành bởi những từ không xa vời, để viết cho chính xác. Sau đó mình thấy bài văn của mình đúng là, dễ hiểu hơn rất nhiều, và quan trọng là, đọc nó xuôi hơn nhiều. Thày của mình có xem và nói 1 điều mình chắc sẽ không bao giờ quên, là: “suy cho cùng, bài mình viết ra là để người khác đọc, nên hãy làm sao để người ta đừng bị vất vả khổ sở khi đọc bài mình, đừng bị hỏi lại mình là chỗ đó nghĩa là sao như thế nào, lúc ấy là bài văn thành công”.
Nên thực ra mọi người ạ, viết văn thực ra lại là không khó, cái khó là mình tự bị áp lực của chính mình gây khó dễ cho mình, khiến mình phải gồng gượng để viết ra những thứ trên trời dưới biển, mà có khi sau này, mình đọc cũng ko hiểu. Hãy viết 1 bài văn mà, dành cho tất cả đối tượng trên thế giới này, người không biết gì về vấn đề đó, cũng có thể hiểu được.
Bình luận