GIẢI PHÁP cho việc TỰ HỌC IELTS ở nhà TOÀN TẬP
Bạn đang muốn tự học IELTS ở nhà hiệu quả nhưng lại không biết bắt đầu việc tự luyện thi IELTS từ đâu? Trong bài viết này, thầy sẽ hướng dẫn các bạn ôn tập IELTS ở nhà một cách khoa học và hiệu quả bằng những thói quen rất đơn giản.
Xem thêm: |
In fact (thực tế):
Khi tự chuẩn bị cho kì thi IELTS, bạn hoàn toàn chủ động về mặt thời gian và quá trình tiến bộ của riêng mình.
Theo con số thống kê tính đến tháng 7 năm 2015, có khoảng 3 triệu người đăng ký thi IELTS ở hơn 1000 thí điểm thi với 48 ngày thi định kì hàng năm.
Nhìn vào bảng dưới đây, bạn có thể hiểu IELTS trở thành bài thi tiếng Anh phổ biến nhất thế giới như thế nào.
Vậy bạn nghĩ, hàng triệu thí sinh này đã chuẩn bị cho kì thi như thế nào?
Câu trả lời rất đơn giản: tự ôn tập IELTS ở nhà
Nếu bạn muốn ghi được điểm số IELTS mong muốn, bạn cần phải bỏ thời gian và công sức làm khá nhiều bài tập ở nhà.
Vậy làm thế nào để tối ưu hoá hiệu quả của việc ôn tập tại nhà?
Bài viết này sẽ cho bạn 4 bước cụ thể để cải thiện quá trình ôn tập ở nhà, giúp bạn ghi được điểm số cao nhất, tạo được ấn tượng tốt trong kì thi và cải thiện điểm band của bạn.
Các bạn sẵn sàng chưa? Chúng ta bắt đầu nhé!
Bước 1: Làm quen với cấu trúc bài thi IELTS
"Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng" - điều đầu tiên bạn cần làm đó là tìm hiểu về bài thi IELTS và cấu trúc của nó.
Bạn có thể tìm hiểu các thông tin này qua bộ sách Cambridge IELTS - đây là tuyển tập các bài thi IELTS trong quá khứ. Bạn cũng có thể tìm hiểu về bài thi từ website của các đơn vị tổ chức thi.
Hãy nhớ rằng, trong quá trình này, bạn chưa thật sự bắt đầu ôn tập hay làm bài thi thử. Hãy cứ đọc qua các câu hỏi để làm quen với bài thi đã.
90% thí sinh thi IELTS kêu rằng họ không thể trả lời nổi các câu hỏi khi mới bắt đầu, và bởi vậy họ phạm khá nhiều sai sót. Những sai sót ở giai đoạn đầu này làm họ nản và vì vậy họ chẳng đi đến đâu cả.
Ví dụ, nếu bạn muốn hiểu về phần thi Reading (Đọc) nhưng không biết làm thế nào, ĐỪNG đọc cả bài đọc và cố làm các câu hỏi.
Tất nhiên, bạn có thể làm các câu hỏi này sau, nhưng lúc đầu bạn không nên làm việc này.
Tất nhiên, bạn có thể chỉ cần làm quen với các dạng câu hỏi như: hoàn thành câu (sentence completion), true/false/not given, trắc nghiệm (multiple choice), chọn tiêu đề cho đoạn văn (paragraph headings), v.v.
Tương tự như vậy, nghe các đoạn ghi âm của các bài thi trong quá khứ không giống như chơi điện tử - nó là một việc cần thiết, và nên làm trong giai đoạn chuẩn bị đầu tiên.
Theo như Hội Đồng Anh, bạn sẽ nghe một số giọng nói khác nhau trong bài thi Listening. Điều đó có nghĩa rằng, bạn cần phải làm quen với các giọng khác nhau như giọng Anh, Mỹ, Canada hoặc Úc.
Các năm trước khi bắt đầu xem các series show truyền hình của nước Anh, và thực sự thầy cảm thấy rất khó để nghe giọng Anh. Tuy nhiên, sau khi điều chỉnh qua 1 vài tập, thầy đã cảm thấy việc này trở nên khá tự nhiên.
Vậy nên, cứ nghe các đoạn ghi âm trong IELTS lúc tự học IELTS ở nhà trong tháng đầu tiên, và bạn sẽ không cảm thấy có giọng nào khó nghe hơn giọng nào nữa.
Hơn nữa, bằng cách đọc qua các câu hỏi ở phần Writing và Speaking, bạn sẽ làm quen với các dạng câu hỏi và đề bài mà sẽ được ra trong các phần thi này. Dần dần, bạn sẽ trở nên rất quen thuộc với kì thi IELTS và điều này sẽ giúp bạn tự tin hơn và có sự tập trung cao hơn trong quá trình ôn tập sau này.
Bước 2: Luyện tập. Luyện tập và Luyện tập
Điều cốt lõi của việc ôn tập cho bất kì kì thi nào đều giống nhau. Quan trọng nhất là bạn biết cách ra đề trong bài thi, và cách bạn tìm câu trả lời như thế nào.
Không có gì "vi diệu" trong quá trình đến điểm cao IELTS cả. Chỉ cần bạn luyện tập, luyện tập và luyện tập.
Bạn không thể trở nên "bá đạo" ở kì thi quốc tế này qua một đêm được. Bạn cần phải có một kế hoạch ôn tập hiệu quả từ trước kì thi khá lâu.
Xây dựng thói quen đọc online khi tự luyện thi IELTS tại nhà
Nghiên cứu của The American Life chỉ ra rằng 42% sinh viên tốt nghiệp đại học sẽ không bao giờ đọc thêm một cuốn sách nào nữa sau khi tốt nghiệp. Mình nghĩ rằng đây cũng là một thói quen xấu khá phổ biến trong chúng ta.
Ví dụ nhé: bạn đã đọc bao nhiêu tài liệu 100% tiếng Anh sau khi tốt nghiệp rồi?
Đọc sách mang lại rất nhiều lợi ích cho bạn. Các nhà tâm thần học đã chứng minh được thói quen đọc sách giúp não bộ hoạt động tốt hơn.
Câu chuyện này cũng có thể áp dụng cho việc ôn tập IELTS.
Theo như Sushil Jain, một học sinh của trường Đại học Kỹ thuật ở Darmstadt, Đức: ôn tập Reading trong vòng 1 tháng giúp anh ấy đạt được điểm band 7.5 cho IELTS.
Vậy nên, làm sao để bạn có thể hình thành một thói quen đọc lành mạnh cho IELTS? Dưới đây là một số nguồn để giúp bạn xây dựng khả năng đọc ở trình độ học thuật của IELTS.
BBC
Bạn có biết tại sao chương trình tin tức của BBC có tới 40 triệu độc giả mới hàng tuần không? BBC rất nhiều lần được phong danh hiệu trang tin tức tốt nhất trên thế giới.
Một phần lý do là vì BBC là một trang tin rất nổi tiếng với thông tin đáng tin cậy. Nhưng một lý do khác mà bạn nên đọc BBC là sự phân tích chuyên sâu trên các bản tin thuộc rất nhiều chủ đề khác nhau.
Rất nhiều bài báo trên trang này khá giống với các bài đọc trong IELTS, ví dụ như bài sau:
Những bài đọc như thế này sẽ giúp cho bạn làm quen với việc đọc các đoạn văn dài và làm quen với việc dò tìm thông tin trong IELTS Reading một cách nhanh và chính xác hơn.
The Economist
Tuy có tên là The Economist (Nhà kinh tế học), nội dung của tờ báo này không chỉ xoay quanh vấn đề Kinh Tế, mà nó còn có những bài báo về văn hoá, khoa học, công nghệ và chính trị.
Các bài đọc trong IELTS cũng rơi vào các chủ đề này. Vì vậy, nếu bạn quen với ngôn ngữ được dùng ở các bài báo này, bạn sẽ cải thiện được khả năng ghi điểm cao trong phần thi IELTS Reading lên rất nhiều.
Mặt khác, The Economist còn có một phần là Daily Chart rất hữu dụng cho việc chuẩn bị cho phần thi Writing Task 1.
Như bạn đã biết, ở phần thi này bạn sẽ được cho một biểu đồ hoặc đồ thị. Bạn cần phải phân tích biểu đồ được cho và viết một bài báo cáo dài 150 từ.
Hãy nhìn vào bức tranh bên dưới phần này, bạn sẽ thấy một bảng thông tin điển hình thường xuất hiện trong đề Writing Task 1.
Bạn có thể đọc một bài báo cáo ngắn của những đồ thị này ở bên cạnh để làm quen với các ngôn ngữ được sử dụng để miêu tả và so sánh các xu hướng.
Hơn nữa, việc đọc báo The Economist có thể giúp bạn hình thành ý kiến cá nhân về các chủ đề trong cuộc sống thường được thảo luận ở phân IELTS Speaking Part 3.
Trong phần nói này, các thí sinh thi IELTS thường thiếu các luận điểm mang tính thuyết phục vì các chủ đề này còn lạ với họ.
Hãy thử xem chúng ta có thể chỉ dùng trang bìa của The Economist dể phát triển các lập luận như thế nào nhé. Dưới đây là bìa tạp chí The Economist số tháng 1 năm 2014 với một tiêu đề khá thú vị là"Workers on Tap" (Vòi nước nhân lực)
Cụm từ "on Tap" có nghĩa là bạn có thể có được một thứ bất cứ lúc nào bạn muốn. Vậy nên, nếu bạn không cần nó, bạn có thể ném nó đi bất cứ lúc nào bạn muốn.
Đọc xong tiêu đề, bạn có thể hiểu được thông điệp bài báo muốn gửi đến là các công ty bây giờ có thể thuê hoặc sa thải nhân viên bất cứ lúc nào họ muốn.
Điều đó có nghĩa là công ty có thể thuê người cho một dự án ngắn hạn và ngay lập tức sa thải người đó sau họ hoàn thành công việc của mình.
Nếu bạn nhìn vào bên dưới trang bìa, bạn có thể nhìn thấy dòng chữ “Technology, Freelancing and Future of the Labor Market”. Dòng chữ này tóm tắt những hiện thực và nhức nhối trong thị trường lao động hiện nay.
Từ hình vẽ của trang bìa và dòng chữ chia, chúng ta có thể suy luận ra: “Technology and Freelancing are enabling labor on the Tap”. Nếu suy nghĩ kĩ một chút, chúng ta có thể tìm ra một số ví dụ cho việc này, ví dụ như: nhờ có Internet, nhân viên có thể làm việc và được trả tiền qua mạng.
Điều này giúp cho nhà tuyển dụng và nhân viên tìm đến đáp ứng nhu cầu của nhau qua mạng.
Bạn có thể nghĩ đến các ảnh hưởng tương lai của hiện tượng “Workers on Tap”, ví dụ như:
- Is this a good thing? (Đây có phải là điều tốt không?)
- How will this affect companies? (Điều này ảnh hưởng tới công ty như thế nào?)
- How will this affect workers? (Điều này ảnh hưởng tới nhân viên như thế nào?)
Tự luyện tập trả lời các câu hỏi như thế này sẽ giúp cho bạn vượt qua những cuộc thảo luận mang tính học thuật trong IELTS Speaking.
TED Talks - nguồn nghe IELTS cực hay cho các bạn tự học IELTS
Bạn có muốn điểm Listening và Speaking lên band 7 hoặc hơn?
Vậy thì Ted Talks là câu trả lời của bạn.
Như đã nói ở trên, các bài nghe IELTS Listening bao gồm nhiều giọng nói khác nhau: Úc, Anh, tiếng Anh châu Á như Ấn Độ hoặc Trung Quốc và tiếng Anh Bắc Mỹ. Bạn có thể làm quen với tất cả các loại giọng này với các bài nói Ted Talks của các diễn giả đến từ khắp mọi nơi trên thế giới.
Ted Talks bao gồm các bài giảng hữu ích và bài bản từ các chuyên gia từ nhiều nước khác nhau. Những bài nói này là những bài phân tích ngắn ở trình độ chuyên gia về các vấn đề trong cuộc sống hiện nay. Chúng liên tục được cập nhận, nên có rất nhiều tư liệu cho bạn theo dõi ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau.
Phần lớn các bài nói này có phụ đề. Bạn có thể cải thiện vốn từ vựng của mình từ phần phụ đề này và áp dụng chúng vào trong các tình huống đời thực. Nó sẽ chỉ cho bạn cách các nhà học giả trình bày ý kiến của mình một cách thuyết phục như thế nào.
Nhưng làm thế nào để bạn có thể học từ vựng từ các bài giảng này?
Đây là cách bạn làm được việc này:
- Thêm ứng dụng "Run Professor Word" vào trình duyệt của bạn
- Bật một bài Ted Talk mà bạn thích, di chuyển xuống dưới và tìm phần phiên âm
- Ấn vào nút “Run Professor Word” ở trên trình duyệt của bạn
- Những từ quan trọng trong phần phiên âm sẽ được đánh dấu, bạn chỉ cần click vào những từ này để biết nghĩa của chúng.
Ted cũng có những video dạy học rất hữu dụng trong phần TED-Ed . Dưới đây là list các tài liệu bổ sung để chuẩn bị cho kì thi IELTS mà bạn có thể xem ở nhà:
Bước 3: Cải thiện kỹ năng bài thi IELTS
Bây giờ là lúc bạn thật sự chiến đấu: làm đề thi thật và cải thiện kỹ năng trả lời câu hỏi.
Bộ sách Cambridge IELTS có rất nhiều đề thi IELTS thật trong quá khứ. Ai đi thi IELTS cũng phải luyện qua bộ sách này và bạn cũng vậy.
Như mình đã nói, bạn không thể "bá đạo" trong một thời gian ngắn được. Đó là lý do bạn sẽ mắc rất nhiều lỗi lần đầu tiên bạn làm bài. Nhưng đừng dừng lại ở đây, hãy làm tiếp các bài test này cho tới khi bạn đạt được điểm số mong muốn.
Bạn có thể dễ dàng đánh giá được trình độ Reading và Listening của mình từ điểm số. Hình vẽ sau sẽ cho bạn biết được điểm band IELTS của bạn tương ứng với số câu bạn trả lời đúng:
Band 7 thường là mục tiêu của rất nhiều thí sinh đi thi IELTS. Để đạt được điểm này, bạn cần phải ghi được ít nhất là 30 câu mỗi phần.
Như thầy đã nói, bạn sẽ không thể làm được việc này qua đêm. Việc chinh phục điểm số IELTS giống như leo núi. Bạn mất thời gian leo núi, và cả thời gian chuẩn bị leo núi nữa, và thường thì bạn sẽ mất ít nhất là vài tháng, nếu không kể là vài năm.
Lấy được điểm 7 hay 8 trong IELTS cũng tương tự như nhau. Điểm nào cũng cần bạn phải làm nhiều bài tập và thử nghiệm thì mới thành công được.
Dưới đây mình sẽ liệt kê những khó khăn mà bạn sẽ gặp phải trong quá trình ôn tập IELTS.
Thử thách: Reading
Bài thi IELTS Academic reading bao gồm 3 bài đọc với ít nhất là 3-4 nghìn từ.
Đó là rất nhiều thứ để đọc trong vòng chỉ 60 phút.
Vậy bạn nên đặt mục tiêu đầu tiêu là trả lời được 30 câu hỏi. Việc này cũng không quá "bất khả thi", nhưng cũng không dễ đâu.
Thử thách đầu tiên là bạn phải "hấp thụ" được một khối lượng thông tin lớn trong một thời gian rất ngắn. Kỹ năng này được gọi là “speed reading” và nó không chỉ đơn giản là bạn nhìn lướt qua một đoạn văn .
Dưới đây là 2 quy tắc cơ bản của speed reading:
- Skimming
- Scanning
Trong quá trình đọc bình thường, 80% hoạt động đọc tập trung vào chuyển động của mắt. Mắt bình thường của một người tập trung vào 13 ký tự cùng một lúc, và việc này làm giảm tốc độ đọc một cách đáng kể.
Vì sự hạn chế này của mắt, phần lớn chúng ta thường đọc khoảng 200-400 từ một phút. Tuy nhiên người đọc tốc độ có thể đọc được 1000-1700 từ một phút.
Tuy nhiên, nếu bạn không hiểu các từ ấy nói gì khi bạn đọc ở tốc độ nhanh như vậy thì việc này hoàn toàn không có tác dụng gì cả. Mặc dù vậy, bạn vẫn cần phải đọc nhanh các đoạn văn lúc dầu để hiểu đại ý của chúng
Để tìm câu trả lời trong bài đọc, bạn cần thành thạo cả hai kỹ năng skimming và scanning. Hãy nhớ rằng trong 60 phút bạn phải đọc 3 bài đọc và trả lời 40 câu hỏi. Điều đó có nghĩa là bạn cần lấy được thông tin rất nhanh chóng.
Skimming (đọc lướt) là một kỹ năng rất hữu dụng để giải quyết vấn đề này. Khi đọc lướt, bạn nhìn qua các đoạn văn để tìm ra một dữ liệu thông tin phục vụ cho câu hỏi. Biện pháp này yêu cầu bạn đọc nhanh hơn bình thườn gấp 3-4 lần. Người đọc có thể đọc nhanh như vậy khi họ có thể lược bỏ được những dữ liệu họ không cần đọc.
Kỹ thuật đọc lướt cũng rất hữu ích trong các câu hỏi như match headings (tìm tiêu đề cho đoạn văn) hoặc xác định ý kiến của tác giả. Dưới đây là một video minh hoạ kỹ năng này rất hay: video lecture
Khi bạn tìm bất kì một từ khoá, cụm từ hoặc từ chuyên ngành nào trong đoạn văn, bạn cần áp dụng kỹ năng đọc quét (scanning). Trong quá trình đọc scanning, mắt bạn sẽ di chuyển lên xuống và khoanh vùng câu trả lời trên đoạn văn.
Bài thi IELST reading bao gồm các bài điền chỗ trống và câu hỏi trắc nghiệm. Những bài này có thể giải khá dễ dàng bằng kỹ năng scanning.
Ví dụ bạn hãy thử tìm câu trả lời cho câu hỏi của đoạn sau:
Bạn có thể tìm thấy câu trả lời khá dễ dàng phải không?
Bởi vì câu hỏi bao gồm từ percentage (phần trăm), bạn có thể khoanh vùng được phần của bài viết bao gồm dữ liệu này khá dễ dàng (ở phần cuối)
Những kĩ năng này không xa lạ gì đối với một người học đã tìm hiểu kỹ về IELTS. Tuy nhiên, không phải câu hỏi nào cũng giải được bằng các kỹ năng này. Còn khá nhiều thử thách chờ đợi bạn trong bài thi Reading.
Phần lớn học sinh rất sợ hãi khi họ nhìn thấy một bài thi IELTS Reading thật; khối lượng từ vựng mới và chuyên ngành làm chúng ta cảm thấy không thể hiểu nổi ý của bài đọc.
Tuy nhiên, có một giải pháp cho việc tự học IELTS reading là:
Ngoài 3000 từ academic (3000 academic words) hay xuất hiện trong các bài đọc ra, ILETS còn có một số ít các từ chuyên ngành khác nằm ngoài danh sách này.
Thói quen đọc bạn xây dựng ở bước đầu sẽ bắt đầu có tác dụng ở đây. Để cho bạn một cái nhìn tổng quan: lượng từ vựng mà bạn có được sau khi làm xong tất cả các bài thi trong sách Cambridge IELTS là 98%, và những từ này là quá đủ để bạn lấy bất cứ điểm band nào mà bạn muốn.
Thử thách: Listening
Phần lớn những người học IELTS đều muốn có bằng IELTS để nộp đơn xin học tại một trường nước ngoài, hoặc đang muốn sang sinh sống tại một đất nước khác.
Điều đầu tiên mà bạn sẽ trải nghiệm khi bạn đặt chân đến Anh, Mỹ, Canada hoặc Australia là gì?
Nghe người bản địa nói chuyện trong tiếng Anh trong suốt quá trình bạn sinh sống và làm việc ở nước ngoài. Và đây chính là tinh thần của bài thi IELTS Listening.
Có một vài khó khăn mà người học tiếng Anh gặp phải khi sinh sống ở một nước nói tiếng Anh. Đó là:
- Nghe được giọng của vùng đó
- Nghe kịp tốc độ nói
Làm sao để xoay sở với nhiều giọng tiếng Anh khác nhau
Có 3 giọng tiếng Anh chính trong bài thi IELTS Listening:
- North American
- British
- Australian
Cách tốt nhất để làm quen với các giọng này là du lịch và sống ở một vài thành phố lớn của những vùng này như Sydney, London, New York, Toronto, Auckland. Ý tưởng du lịch này nghe thật điên rồ nhưng đây là cách tốt nhất để học về các phong cách nói tiếng Anh.
Tuy nhiên, phần lớn chúng ta không thể có thời gian và tiền bạc để đi du lịch vòng quanh thế giới. Vậy thì, các nguồn thông tin từ truyền thông là kênh duy nhất để chúng ta vượt qua thử thách này.
Bạn có biết tiếng Anh nghe như thế nào ở các vùng khác nhau trên thế giới không? Nếu bạn tò mò, có thẻ lên trang Speech Accent Archive của Đại học George Mason và khám phá người dân ở các vùng khác nhau trên thế giới nói tiếng Anh như thế nào.
Phần lớn chúng ta quen với giọng tiếng Anh Bắc Mỹ vì phần lớn phim ảnh đến từ Hollywood.
Đúng như vậy đấy!
Xem phim là một cách rất tốt để tiếp xúc với giọng nước ngoài, nhưng thường thì chúng ta chỉ tiếp xúc được với giọng Mỹ thôi. Vậy giọng Anh thì sao? Như chúng ta biết, giọng Anh chiếm một tỉ trọng khá lớn trong các bài IELTS Listening. Một lần nữa, BBC có thể giúp bạn tiếp xúc với giọng Anh như sau:
- Truy cập vào YouTube và gõ vào ô tìm kiếm "BBC Drama/ BBC Documentary"
- Bạn sẽ tìm thấy một loạt video được sản xuất bởi BBC
- Chọn một video bất kì hoặc thuộc chủ đề mà bạn thích, và bạn có thể học giọng Anh một cách rất thư giãn
Bạn cũng có thể dùng YouTube để giúp bạn học giọng Úc. Bạn cũng có thể dùng chính bộ sách đề Cambridge IELTS để luyện nghe các giọng khác nhau. Đừng quên là cuối sách có phần phiên âm bạn có thể xem nếu cảm thấy quá khó nhé!
Làm quen với tốc độ
Bạn có biết mục đích của bài thi Listening trong IELTS là gì không?
Trong một môi trường học thuật, học sinh cần phải giao tiếp trong lớp học, buổi thảo luận, gặp mặt với thầy giáo và người giám sát, các dự án nhóm, v.v. Họ cũng cần phải tham gia vào các buổi giao lưu xã hội trong và ngoài trường học nữa.
Bài thi IELTS Listening được thiết kế dựa trên ý tưởng này, bao gồm 4 phần và 10 câu hỏi:
- Section 1: Một cuộc hội thoại trong bối cảnh hàng ngày, ví dụ: đặt chỗ khách sạn
- Section 2: Một bài nói độc thoại trong một ngữ cảnh đời thường, ví dụ: làm sao để lấy được bằng lái xe.
- Section 3: Thảo luận giữa hai người trở lên trong một ngữ cảnh học thuật, ví dụ: cuộc gặp gỡ của 2 học sinh và một người giám sát.
- Section 4: Một bài giảng hoặc bài diễn thuyết học thuật
Độ khó của bài thi Listening thường là tăng dần. Điều này có nghĩa là phần cuối cùng sẽ là phần khó nhất để nghe và trả lời câu hỏi.
Bạn có thể đoán được phần 4 khó ở chỗ nào không?
Một phần lý do là tốc độ. Và tất nhiên là họ sẽ không nói lại lần thứ hai đâu.
Học sinh cần kỹ năng nghe tốt để phân tích các chủ đề học trên lớp. Các bài học trên lớp thường được giáo viên nói khá nhanh, và học sinh sẽ phải ghi chú lại những điểm chính.
Bạn hãy thử nghe một bài Listening 4. Khi nghe, nếu bạn bị lỡ một cụm từ hoặc một câu, có thể đó là một dữ liệu rất quan trọng. Như mình đã nói, trong ngữ cảnh học thuật, người nói đôi khi nói hơi nhanh một chút.
Khi bạn luyện nghe lúc đầu, bạn sẽ bị lỡ rất nhiều đoạn của cuộc hội thoại.
Đừng nản lòng.
Sau vài tháng luyện tập, bạn sẽ lại lỡ một cái gì đấy khi nghe và quá trình này sẽ tiếp diễn trong quá trình ôn tập của bạn.
Việc này là rất bình thường. Kể cả một người nói bản ngữ cũng có thể bị phân tâm và nghe lỡ một vài thông tin trong một bài nói tốc độ nhanh.
Tất cả những gì bạn cần làm là cố gắng bị lỡ các ít từ càng tốt trong bài thi IELTS thật.
Có một số website có thể giúp bạn chinh phục được thử thách tốc độ trong phần nghe, ví dụ như:
- ESL Lounge có các file nghe ở trình độ trung bình cho tới nâng cao của cả người nói Anh Mỹ và Anh Anh đi kèm với phiên âm. Luyện tập từ trang này sẽ giúp bạn hiểu được tiếng Anh nói nhanh hơn bình thườ
- ESL-Bits.net cho phép bạn truy cập các file nghe có kèm phiên âm thuộc các chủ đề đương đạ Phần advanced section của trang web này sẽ cải thiện khả năng nghe và đọc cùng lúc của bạn.
Một điều may mắn là những gì bạn nghe trong phần 1 & 2 của IELTS Listening thường sẽ chậm hơn tiếng Anh ở các phần khác. Điều này có nghĩa là chỉ cần bạn nghe được tiếng Anh ở nhịp độ chậm thôi là bạn đã có thể ghi được điểm 7.0 rồi.
Thử thách: Speaking - Khó khăn gặp phải lớn nhất khi học IELTS ở nhà một mình
Điều đầu tiên bạn cần quan tâm về bài thi IELTS Speaking là sức mạnh của tiếng nói. Nên nhớ rằng, sức mạnh của nhân loại là sự tương tác về âm thanh hay tiếng nói.
Tiếng nói được coi là công cụ tạo ra vạn vật trong nhiều tôn giáo trên thế giới, ví dụ như: “And God said, ‘Let there be light’ “ (Sáng Thế Ký 1:3).
Nghe có vẻ hơi kinh khủng đúng không? Nhưng thực ra không phải đâu.
Vào tháng 1 năm 2008, Hillary Clinton đã đánh bại Barrack Obama ở cuộc bầu cử tại New Hampshire ( New Hampshire Primary Election)
Tuy nhiên, ông Obama đã lật ngược tình thế bằng bài diễn thuyết kinh điển này (phenomenal speech) và trở thành người thắng cuộc trong cuộc tranh cử tổng thống.
Luyện nói tốt hơn sẽ cải thiện mọi khía cạnh trong cuộc sống của bạn. Nó sẽ mang cho bạn những ngươi bạn tốt, giúp bạn có một mối quan hệ lành mạnh với gia đình của mình và trên hết là ghi điểm thật cao trong phần thi Speaking!
Bạn có nghĩ rằng để nói tốt cần may mắn hay phép thuật gì không?
Theo một nghiên cứu gần đây ( academic research ), có một vài quy tắc tạo nên một bài nói mang tính học thuật.
Khi bạn áp dụng những quy tắc này trong lời nói của mình, bạn sẽ gây được ấn tượng tốt với người giám khảo IELTS và cải thiện điểm band của mình.
Đúng là một bài nói tốt phụ thuộc vào từ ngữ, giọng điệu và cử chỉ của bạn. Tuy nhiên, hội đồng IELTS đã đặt ra những tiêu chí để đánh giá khả năng nói của bạn, đó là:
- Fluency and coherence
- Lexical resource
- Grammatical range and accuracy
- Pronunciation
Đây là những tiêu chí cơ bản để chấm điểm phần thi của bạn. Nói ngắn gọn:
Đầu tiên, thông qua fluency & coherence, người giám khảo sẽ đánh giá tốc độ và sự trôi chảy trong giọng nói của bạn.
Thứ hai, thông qua lexical section, việc sử dụng nhiều từ vựng nâng cao sẽ được đánh giá cao.
Thứ ba, trong phần Grammatical range and accuracy, khả năng sử dụng ngữ pháp chính xác và đa dạng của bạn sẽ được kiểm tra.
Thứ tư, trong phần pronunciation, bạn sẽ được cho điểm tuỳ vào việc bạn phát âm từ có dễ nghe không.
Theo ý kiến của mình, bạn có thể luyện tập IELTS Speaking ở nhà bằng cách luôn lưu tâm 4 tiêu chí trên. Tuy nhiên, nếu ở nhà thì bạn khó có thể luyện tập cùng với một người nói cặp, trừ phi bạn tham gia một câu lạc bộ hay một trung tâm dạy IELTS.
Đừng lo, có một giải pháp khác cho việc tự luyện tập nói ở nhà.
Đầu tiên, bạn có thể đến thư viện British Council gần nhất, nơi mà các thí sinh đăng ký cho kì thi IELTS sẽ tụ tập. Bạn có thể làm quen với họ để tìm một người luyện nói cùng mình.
Bạn cũng có thể tham gia vào một trang Facebook nào đó về IELTS, nơi bạn có thể tìm một người bạn nói tiếng Anh qua Skype hay nhóm IELTS fighter hỗ trợ học tập để kết nối với thầy cô và các bạn khác cùng đam mê học IELTS.
Theo thời gian, khả năng nói chuyện một cách học thuật về bất cứ chủ đề nào sẽ cải thiện. Nếu bạn mới bắt đầu luyện nói, hãy cứ kiên trì luyện tập. Chắc chắn bạn sẽ trở thành một người nói thành thạo, miễn là bạn không bao giờ dừng lại.
Thử thách: Writing
Bài thi IELTS Writing bao gồm 2 phần thi. Phần Task 1 yêu cầu ít thời gian hơn; một câu trả lời 150 từ bạn phải viết trong vòng 20 phút trong khi bạn phải viết 250 từ trong vòng 40 phút ở phần Task 2.
Cứ tưởng tượng là bạn phải viết được một bài văn trung bình 250 từ trong vòng 30 phút.
Điều này có nghĩa là khả năng lên kế hoạch và quản lý thời gian là một phần cực kì quan trọng trong quá trình viết, nhưng công việc chính lại nằm ở giai đoạn đọc soát lại bài vào 10 phút cuối phần thi.
Phần thi Task 1 bao gồm các bảng biểu và sơ đồ thể hiện một thông tin hình ảnh dễ hiểu cho người đọc.
<span style="font-s
Bình luận