IELTS Listening Tips cho người mới bắt đầu
Mới bắt đầu luyện nghe, bạn chưa hiểu rõ về các dạng bài, thường hay mắc những lỗi cơ bản? Bạn cảm thấy nghe không kịp, nghe không hiểu?
Đừng lo, hãy bắt đầu từ từ thôi nhé.
Hôm nay, mình sẽ chia sẻ với các bạn một số IELTS Listening Tips mà mình rút ra được trong quá trình luyện thi, các bạn thử áp dụng nhé.
12 IELTS LISTENING TIPS
1. Bị loạn thông tin khi nghe thì...
Bài thi IELTS Listening không chỉ đơn giản câu trả lời có sẵn trong bài nghe mà nó còn có các bẫy, mẹo mà nếu không tỉnh táo, bạn sẽ dễ bị loạn, nghe không biết điền thông tin nào.
=> Bí kíp là
Hãy nghe với tâm thế bình tĩnh, tập nghe các bài ngắn và xác định câu hỏi đang yêu cầu như thế nào để áp dụng các chiến thuật làm bài đúng nhất.
Nếu bạn mới nghe và chưa hiểu nhiều thì có thể áp dụng chiến thuật nghe chậm rồi tăng tốc độ dần lên.
Ban đầu bạn mở Speed chậm lại phù hợp để nghe, sau đó thì tăng dần lên để cải thiện tốc độ. Hiện tại, phần mềm KMPlayer có nhiều chế độ chỉnh Speed mà bạn có thể tải về máy, sử dụng để chạy bài nghe, video.
Để làm quen với dạng bài và chiến thuật, bạn hãy xem thêm:
- Câu hỏi sentence, summary completion
- IELTS Listening dạng bài Labeling a Map or Plan
- IELTS Listening dạng Matching – Nối đáp án
- Luyện tập dạng Multiple Choice IELTS Listening
- Luyện tập cách làm bài Short answer
2. Đọc kỹ yêu cầu số lượng từ trong một câu trả lời
Mỗi bài điền từ trong Listening đều có yêu cầu khác nhau về số lượng từ hoặc số mà người học phải đáp ứng.
Thông thường, các bạn sẽ phải đọc kỹ đề bài trước rồi mới bắt tay vào làm. Khi đã xác định được số lượng từ/số cần thiết, có 2 vấn đề mà người mới bắt đầu sẽ thắc mắc.
Một là về mạo từ và hai là về tính từ ghép.
Trả lời
Thứ nhất, a/an/the cũng được tính là một từ.
Thứ hai, một số tính từ dài, ví dụ như three-bedroom, two-year, four-day sẽ chỉ được tính là một từ thôi các bạn nhé. Lưu ý khi đưa ra câu trả lời thì không được quên dấu gạch ngang.
Xác định yêu cầu, số từ ở đề bài
3. Nhầm lẫn giữa danh từ số ít và số nhiều
Thông thường, người mới bắt đầu làm Listening sẽ vướng lỗi này nhiều nhất.
-> Bí kíp
Cách để gỡ rối vấn đề này, ngoài việc phải liên tục nghe thật kỹ, thì việc nắm chắc kiến thức cơ bản về ngữ pháp sẽ giúp rất nhiều trong việc xác định đáp án đúng.
Thứ nhất, người học cần ghi nhớ những danh từ như information, furniture, equipment, ... sẽ không có "s" dưới dạng số nhiều.
Thứ hai, chúng ta có thể nhận biết dạng ít - nhiều qua các thành phần câu bên cạnh như a/an/the/some/the amount of/the number of/several/ a few để chọn ra dạng đúng của từ cần tìm.
4. Nghe phát âm chuẩn để viết đúng chính tả
Có một thực tế, nếu bạn nghe băng mà nghe không chuẩn phát âm của đáp án sẽ dễ viết sai chính tả, có thể là endingsound s như ở mục 2 hoặc nhầm từ này sang từ khác.
Điều này khó có thể cải thiện một sớm một chiều và bí kíp cho bạn ở đây là luyện tập thôi.
-> Bí kíp:
Cụ thể, bạn thử áp dụng chiêu này: Khi luyện nghe tại nhà, bạn mạnh dạn nghe được gì thì viết nấy, sau đó kiểm tra đáp án để biết mình viết đúng hay chưa. Rồi tra lại từ điển xem từ đó phát âm chuẩn thế nào, học phát âm luôn từ đó. Cứ thế dần dần bạn sẽ quen với viết đáp án dựa theo phát âm. Cái này cần kiên trì nhé, không nhanh được nên đừng hoảng nếu đôi lần vẫn chưa cải thiện nha.
Bạn xem thêm những từ hay viết sai chính tả, bao gồm cả do nghe phát âm và thiếu từ: Tổng hợp những từ hay viết sai chính tả trong tiếng Anh
5."Đoán" tên riêng của người và địa điểm trong bài
Section 1 trong bài thi Listening rất hay hỏi về tên riêng của một người, một địa điểm hoặc một sự vật nào đó (ví dụ như tên một tour du lịch hay tên khách sạn chẳng hạn).
Bài nghe sẽ đưa ra thông tin theo thứ tự như sau: Đọc tên trước, rồi mới đánh vần từng chữ cái một.
Người học có thể tận dụng điều này để "đoán" ra được những chữ cái đầu tiên của từng âm tiết trong tên riêng đó.
Lưu ý nữa là các bạn phải viết hoa chữ cái đầu tiên trong tên riêng nhé, nếu không thì bạn sẽ không được tính điểm cho câu hỏi này.
Xem thêm: 5 cách luyện nghe hiệu quả nên thử để chọn cách nghe hợp với mình nha.
6. Phân biệt rõ -ty và -teen
Một số bài thuộc Section 1 hoặc Section 2,3 có thể yêu cầu bạn phải đưa ra câu trả lời về số tuổi (age) hoặc số tiền (fee, fare).
Một trong những nhầm lẫn phổ biến mà người mới bắt đầu hay mắc phải đó là -ty và -teen. Ví dụ tiêu biểu có thể là: 15 (fifteen) hay 50 (fifty)? Chính vì ranh giới quá nhỏ trong sự khác biệt về phát âm, rất nhiều bạn (kể cả những bạn giỏi) vẫn còn sai lỗi này.
Khi làm bài nghe, mọi người có thể dựa vào một số dấu hiệu khác (nếu có), ví dụ như teenager, a half of, twice as much, ... và lắng tai nghe thật chính xác để đưa ra câu trả lời đúng nhé.
Bạn xem cách đọc chính xác số này nha:
7. Chuẩn bị tinh thần khi phải điền một chuỗi số dài
Trong Section 1 của bài thi Listening, bạn sẽ được yêu cầu điền vào chỗ trống với một chuỗi số nào đó.
Bạn sẽ nhận biết được điều này khi thấy chỗ trống về số điện thoại (telephone number) hoặc số thẻ ngân hàng (card number) của đối tượng trong hội thoại.
Ngoài ra, bạn có thể phải điền mã bưu điện (post code) hoặc số tham chiếu (reference number) với một chuỗi số xen lẫn các chữ cái.
Khi gặp câu này trong bài, các bạn nhớ tập trung ghi lại từng chữ số một, vì chỉ sai một chữ số thôi thì bạn đã mất nguyên điểm cho cả câu đó rồi.
8. Cẩn trọng hơn khi làm bài Map Labeling trong Section 2
Map Labeling là một dạng bài không khó nhưng khiến người học dễ mất điểm vì họ dễ bị "loạn" khi phải một lúc nhìn bao quát cả hình ảnh.
Với người mới bắt đầu, điều quan trọng là các bạn phải nắm rõ các cụm từ vựng như Next to, Opposite, On the left, In the left wing,... thì mới có thể xác định rõ vị trí các đối tượng trong hình được.
Về phương hướng, khi chưa quen làm bài, người học có thể tự vẽ ra nháp la bàn chỉ rõ hướng North, East, West, South để tránh nhầm lẫn.
9. Luôn chờ đến cuối câu khi làm bài trắc nghiệm
Dạng bài trắc nghiệm thường xuất hiện bắt đầu từ Section 2 trở đi, với 2 kiểu bài chính là Chọn trong 3 đáp án hoặc Chọn trong 5 đáp án trở lên (có nhiều đáp án đúng).
Khi thực hiện phần này, người học cần highlight rõ ràng những từ khoá chính trong mỗi đáp án đưa ra, và quan trọng nhất là phải nghe đến hết phần đưa ra nội dung cần tìm.
Điều này là vì bài nghe luôn luôn bao gồm tất cả các từ khoá mà họ vừa gạch chân, và người học phải nghe rõ đến cuối thì mới biết được đáp án nào mới là đúng nhất.
10. Không có thời gian nghỉ trong Section 4
Với những bạn mới bắt đầu làm quen Listening thì đây là một trong những sai lầm tai hại khá phổ biến.
Khác với các Section còn lại, khi mà bài nghe của chúng đều được chia thành hai phần để người làm có thể đọc trước đề, bài nghe Section 4 sẽ được "cung cấp" một mạch.
Chính vì vậy, trong khoảng thời gian nghỉ giữa Section 3 và Section 4, người học cần tận dụng tối đa quãng nghỉ đó để có thể lướt qua hết các từ khoá của phần này.
11. Chú ý thông tin gây nhiễu
Các thông tin gây nhiễu thường được nghe trước so với thông tin đúng. Do đó đừng vội điền ngay khi bạn nghe được đáp án mà ghi lại, chú ý những từ như but, although...để nghe được đáp án đúng hơn.
Với Section 1, thường hay bẫy thời gian ví dụ câu hỏi là thời gian event bắt đầu nhưng họ sẽ nói là bắt đầu tập trung 9h, event diễn ra lúc 9h30 chẳng hạn, sẽ có hai đáp án nên hãy nghe kỹ. Hoặc ngày tháng hay postcode có thể đọc sai một chữ cái sau đó thay thế lại.
=> Bí kíp là
Bạn cần nghe kỹ và ghi chú những đáp án có trong bài nhưng chú ý đến các liên từ như đã nêu trên. Sau thời gian luyện tập, bạn sẽ quen dần với kiểu bẫy của đề thi.
12. Nghe 1-2-3
Chia sẻ từ Ms.Ái Nhi - 9.0 Listening, giáo viên IELTS Fighter về cách học Listening, cô ấy phân chia thời gian nghe nhiều và thay đổi. Với lần 1 nghe như thi thật rồi tìm đáp án theo cảm nhận.
Xem thêm chia sẻ từ Ms.Ái Nhi:
Sau đó kiểm tra xem mình đúng mấy câu, tiếp tục làm lại để hiểu bài nghe hơn. Tiếp tục lần 3 thì xem cả tapescripts nếu có, bạn sẽ từ từ hiểu được bài nghe.
Hay chia sẻ thêm từ bạn Minh Hà - 7.5 Listening thì:
Đối với bản thân mình, transcript giống như 1 liều thuốc chữa bệnh điếc ấy. Trước kia mình thường cắm đầu vào làm test, làm xong chỉ check đáp án và sử dụng script để nghe lại 1 lần. Và rồi mình thấy khả năng nghe của mình không cải thiện được nhiều, từ đó mình rút ra được rằng số lượng không quan trọng bằng chất lượng và mình quyết định thay đổi phương pháp học.
Sau mỗi lần luyện đề, mình sẽ note và highlight trực tiếp vào transcripts những cụm từ mình thấy hay hoặc những từ đồng nghĩa. Việc take note này sẽ giúp mình nâng cao vốn từ vựng, khi có thêm nhiều từ vựng thì việc nghe cũng sẽ dễ dàng hơn, đặc biệt là những phần được paraphrase giữa câu hỏi và bài nghe.
Không chỉ mỗi thế đâu nhé, transcript của bài Listening còn giúp mình cải thiện kỹ năng Speaking đáng kể đó. Chắc hẳn những Ielts Learners đều biết rằng Section 1 hay 2 trong Listening đều là những chủ đề xoay quanh cuộc sống thường ngày, vậy thì chắc chắn chúng mình cũng có thể sử dụng script để cải thiện kỹ năng nói bằng “ Shadowing Technique ”.
-> Kỹ năng này vừa giúp chúng mình cải thiện kỹ năng nghe cũng như kỹ năng nói về cả phát âm hoặc ngữ điệu giống người bản xứ nữa đó.
Một số kinh nghiệm riêng về bài thi Listening, bạn có thể tham khảo:
10 ĐIỀU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT VỀ LISTENING
- Section 1 sẽ không còn ví vụ ở đầu, mà vào bài nói luôn. Nên các bạn để ý tỉnh táo làm bài, đừng ham gạch chân keywords quá.
- Người ta nói đáp án luôn nằm sau những từ như "But, However, For example, In fact..." là không hoàn toàn đúng. Đôi khi đáp án nằm ở trước những từ đó, nên bạn đừng chủ quan mà phải nghe hết 1 câu để biết họ đang nói gì và câu hỏi là gì. Chỉ là hãy chú ý những từ trên, vì nó giúp định vị đáp án.
- Section 4 thường đọc khá chậm. Thực tế trong 4 section, mình vẫn thấy Sec 4 là người ta đọc chậm nhất và rất rõ ràng, dễ nghe chứ không nhanh như lời đồn.
- Section 1 và 2 đôi khi lại hay sai nhất. Không biết các bạn sao chứ mình toàn sai Sec 1 và 2, thực tế lúc đi thi IELTS, Sec 1 thì khó tập trung nhất vì mới vào nghe, còn Sec 2 thì đọc nhanh quá nghe ko kịp. Nên đừng chủ quan và cũng đừng so sánh Sec 1,2 dễ hơn 3,4 nhé.
- Phần điền từ dạng đánh vần (Spelling) coi vậy mà lại dễ sai với nhiều bạn, rất rất rất dễ bị rối hoặc bị miss nếu ko tập trung dù chỉ 1 giây. Theo mình thì đi thi Listening dễ hơn với phần Spelling vì keyboard (bàn phím) trước mặt nên chỉ cần nghe + gõ đúng ký tự đó vào.
- Thi Listening trên máy tính không có 10 phút cuối Transfer như thi giấy, nhưng có thao tác kéo thả tiện hơn thi giấy, có đồng hồ để xem giờ, tăng giảm volume theo ý mình nên tiện hơn.
- Cho những bạn hay bị lạc trôi phần Multiple Choice: audio sẽ đọc gần như y chang câu hỏi (câu thông tin statement trước đáp án A,B,C,D ấy) giúp các bạn ko bị lost vì thường họ sẽ ko paraphrase nhiều ở câu statement (nếu có cũng là những từ đơn giản)
- Nếu các bạn thấy Mutiple Choice có 3 đáp án A,B,C chẳng hạn. Mà trong audio họ nói A and B, A with B (tức 2 đáp án này ĐỒNG ĐẲNG, đi cùng với nhau trong cùng 1 câu, 1 vế) thì khả năng cao đáp án đúng sẽ là C.
- Bạn không cần phải nghe quá nhiều audio Listening IELTS mới là luyện nghe, mỗi ngày mình chỉ nghe 1 đề, còn lại mình cày phim trên Netflix và clip ngắn trên Youtube về những gì mình muốn coi (tất nhiên là với Engsub hoặc ko sub, mở Vietsub hoặc từ điển những từ ko hiểu), tiện học từ luôn. Hãy xem những gì bạn thích nhé!!
Trên đây là 1 số tips luyện nghe IELTS Listening hiệu quả hơn, các bạn thử áp dụng nhé!
Thật ra những anh/chị/thầy/cô ở level cao họ ko học Listening theo tips, họ nghe - hiểu rồi chọn đáp án thôi, vì họ đã quá quen với việc nghe-bằng-tiếng-Anh và trình độ của họ cao nên nghe - hiểu IELTS cũng như nghe - hiểu 1 đoạn hội thoại tiếng Anh thông thường thôi.
Nên mình khuyên các bạn nên nghe thật nhiều, practice makes perfect. Đừng quá phụ thuộc vào những tips mà bỏ quên điều quan trọng nhất, đó là NỘI DUNG của bài nghe, bạn nhé.
Bình luận