Formal và Informal language trong IELTS Writing
Bài viết hôm nay, IELTS Fighter sẽ cùng bạn tìm hiểu về formal hay informal language và ngôn ngữ văn bản của IELTS Writing để bạn hiểu rõ hơn kiến thức, học tập hiệu quả.
Formal hay informal language là gì?
Rất nhiều bạn học sinh, nhất là trình độ beginners và các bạn học sinh nhỏ tuổi vẫn thường hay thắc mắc về thế nào là formal hay informal language. Hôm nay thầy sẽ đưa ra một vài quy tắc cơ bản nhất để mọi người cùng nắm được nhé.
Formal language - ngôn ngữ trang trọng được sử dụng chính trong văn viết, chủ yếu là trong các trường hợp có tính học thuật hoặc công việc. Ví dụ viết luận, giáo trình, hợp đồng, báo cáo, thư tín gửi người cao cấp...
Trong giao tiếp, các trường hợp trang trọng, nghiêm túc như thuyết trình, diễn thuyết, giảng, buổi lễ, nghi thức, hội nghị, họp cấp cao hoặc giao tiếp với người lớn tuổi, không quen biết nhiều, cấp trên, đối tác...để thể hiện sự chuyên nghiệp, thái độ tôn trọng.
Informal language là ngôn ngữ không trang trọng, hay sử dụng trong văn nói, ngữ cảnh giao tiếp hàng ngày, thể hiện thái độ thân mật hơn với người quen, gia đình, bạn bè. Hoặc viết thư, email...cho các đối tượng trên.
Khi học Writing, người học cần chú ý để không lẫn hai ngôn ngữ này và áp dụng Formal Language nhuần nhuyễn, tránh mất điểm trong bài thi vì dùng từ informal.
Sau đây là 3 quy tắc nằm lòng cần nhớ về Formal và Informal language:
Rule 1: No abbreviations/ contractions
Quy tắc đầu tiên đó là không được viết tắc các cụm từ như I’m (I am), there’re (there are), don’t (do not) v.v
Informal: She’s a teacher.
Formal: She is a teacher.
Rule 2: Correct punctuations and Grammar
Quy tắc thứ 2 đó chính là sử dụng dấu câu (chấm, phẩy, chấm phẩy) đều phải chính xác. Một ví dụ vô cùng thường gặp đó chính là với các từ nối như so và because.
Informal: Beautiful paintings or statues in public places can increase economic development of a city. Because they attract a large number of tourists.
Nếu trong một ngữ cảnh informal, ví dụ như bạn đăng một status lên mạng hay chat với bạn bè, 2 câu văn này hoàn toàn không có vấn đề gì. Nhưng trong một bài formal academic writing như IELTS, câu văn formal phải là:
Formal: Beautiful paintings or statues in public places can increase economic development of a city because they attract a large number of tourists.
Lí do ở đây rất đơn giản: mệnh đề “because they attract a large number of tourists” là một mệnh đề phụ thuộc (dependent clause), nó buộc phải đi kèm với một mệnh đề độc lập (independent clause) trong một câu phức (complex sentence). Nó không được phép đứng một mình để tạo thành câu văn riêng biệt.
Rule 3: The use of “I” and “you”/ be precise when referring to people.
Informal/ Spoken language: You know, I think that travelling is good for people. Because when you travel a lot, you’ll get more life experiences and know about interesting things.
Formal: In my opinion, travelling has beneficial impacts on the youth. The reason is that the more they travel, the more opportunities they have to gain useful life experiences and acquire new knowledge.
Thứ nhất, khi chúng ta nói đến “people” trong câu ví dụ đầu tiên, đó là một cách nói “vơ đũa cả nắm” rất nguy hiểm, vì rõ ràng nếu là old people thì ko cần phải đi du lịch để có life experiences nữa, họ đã có quá nhiều rồi. Do vậy, câu ví dụ 2 nói cụ thể vào the youth mới là chính xác.
Thứ 2, trong IELTS Writing, “you” chính là giám khảo/ người đang đọc bài viết của bạn. Việc sai bảo ông ấy phải làm thế này, nên làm thế kia rõ ràng là thiếu trang trọng trong hành văn.
Thứ 3, các từ diễn đạt rất nhỏ nhặt như good hay a lot vừa là informal, vừa không thể hiện được khẳ năng paraphrase ngôn ngữ. Các cách diễn đạt trong ví dụ 2 vừa thể hiện được sự trang trọng và sự linh hoạt trong cách hành văn.
Hi vọng những chia sẻ trên đã giúp các bạn phần nào nắm được các quy tắc về văn phong trang trọng. Bên cạnh đó, hãy lưu ý thêm một ngôn ngữ đặc biệt là tính báo chí trong Writing Task 1 và khoa học trong Task 2 để tránh dùng như từ formal.
Ngôn ngữ văn bản của IELTS Writing
Trong bài IELTS Writing task 1, thí sinh sẽ phải dựa vào một hình vẽ, biểu đồ, hoặc bảng số liệu và viết thành một bài Report (Báo cáo) để trình bày thông tin sự việc đến người đọc. Tuy nhiên, rất nhiều bạn chưa nắm được một bài Report cần phải được xây dựng theo cách viết như thế nào. Vậy, hãy cùng làm rõ với thầy trong bài viết này nhé!
Trước hết, một bài Report (Báo cáo) thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí, mà một nguyên tắc có thể được coi là nền tảng quan trọng nhất của ngôn ngữ báo chí tiếng Anh có thể được biểu đạt qua hình ở dưới.
Cụ thể, thông tin nào đáng chú ý nhất, quan trọng nhất, là những nội dung bản chất của sự việc (ai, cái gì, làm gì, khi nào, ở đâu, tại sao, như thế nào/làm cách nào?) sẽ phải được trình bày ở ngay phần đầu tiên của bài viết. Sau đó là đến các thông tin quan trọng, và những chi tiết không quan trọng như là các thông tin bên lề thì cuối cùng mới được đưa ra.
Hiểu được nguyên tắc này, các bạn sẽ dễ dàng tiếp thu được cấu trúc của một bài viết Writing task 1.
- Câu Mở đầu – Introduction có nhiệm vụ trả lời cho câu hỏi: “What does the chart/table/map/picture show or illustrate?” - Biểu đồ/bảng thông tin/bản đồ/hình ảnh mà đề bài đưa ra thể hiện hay minh họa gì?
- Câu Đánh giá tổng quan – Overview có nhiệm vụ tóm tắt những nét chủ chốt nhất hay những nội dung đáng chú ý nhất của biểu đồ.
- Introduction và Overview có vai trò tương tự như tầng trên cùng của kim tự tháp ngược, đưa ra bản chất của sự việc cùng với những thông tin đáng chú ý nhất và quan trọng nhất. Nói cách khác, một độc giả lười đọc nhất cũng chỉ cần liếc qua phần đầu tiên này của bài viết là đã nắm được cơ bản tất cả những thông tin mà họ cần biết.
Tiếp theo, 2 đoạn thân bài – Body Paragraphs sẽ lần lượt đưa ra các nội dung cụ thể hơn và chi tiết hơn nhằm mục đích làm sáng tỏ cho những nhận xét tổng quan ở phần đầu tiên. Tuy nhiên, mọi người cần lưu ý là thông tin nào quan trọng hơn, đáng chú ý hơn thì hãy ưu tiên đưa lên phía trước.
Ở điểm này, các bạn cần lưu ý Task 1 có đôi chút trái ngược với Task 2. Bài Report trong Writing task 1, như đã trình bày ở trên, mang phong cách ngôn ngữ báo chí. Còn Writing task 2 lại yêu cầu thí sinh viết một bài Essay (Bài văn nghị luận) với phong cách ngôn ngữ chính luận và khoa học. Trong phong cách ngôn ngữ báo chí, mục đích của văn bản là để truyền tải thông tin đến người đọc, là làm sao để người đọc cho dù không có nhiều kiến thức nền tảng hay có lười đọc đến mấy thì cũng vẫn có thể nắm được những gì cốt lõi của thông tin qua một vài dòng tóm tắt ban đầu. Sau đó, những người quan tâm và muốn tìm hiểu sẽ tiếp tục đọc, số còn lại không hứng thú sẽ lướt qua. Với đặc điểm của người đọc như vậy, phong cách ngôn ngữ báo chí đòi hỏi người viết phải thể hiện ra những gì tinh hoa nhất của mình và những gì quan trọng nhất của thông tin ngay ở phần đầu tiên.
Ngược lại, với phong cách ngôn ngữ chính luận và khoa học của bài văn nghị luận trong Writing task 2, đối tượng người đọc là những người có trình độ chuyên môn, có kiến thức nền, có khả năng và trách nhiệm phải đọc hiểu những “trường biên đại luận”. Do vậy, các luận điểm được đưa ra ở cuối bài (Body 2) cũng hoàn toàn không hề lép vế so với các luận điểm ở phần trước (Body 1). Thậm chí, thừa nhận trước – phản biện sau mới là cách viết một bài luận có sức thuyết phục cao.
Hi vọng qua bài viết này, các bạn đã hiểu thêm về các phong cách văn bản trong Writing. Chúc các bạn luyện tập hiệu quả.
Xem thêm bài học:
Các lỗi sai thường gặp trong IELTS Writing Task 1
Bình luận